Mẹo tối ưu quảng cáo Google Shopping hiệu quả

11/29/2018 | Digital marketing

Digital marketing
Google Shopping hiện đang là hình thức quảng cáo HOT nhất hiện nay. Các nhà quảng cáo hay các nhà bán lẻ lựa chọn hình thức này, đơn giản bởi hiệu quả mà hình thức quảng cáo này đem lại cho họ. Cùng Novaon Autoads tìm hiểu về quảng cáo Google mua sắm và cách tối ưu hóa quảng cáo Google Shopping một cách hiệu quả.

Giới thiệu về quảng cáo Google Shopping

Quảng cáo Google Shopping sẽ được hiển thị như hình bên dưới:
Quảng cáo Google Shopping
Quảng cáo Google Shopping
Đây là hình thức quảng cáo mới của Google cho phép người mua tìm thấy thông tin sản phẩm của bạn trên Google một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Để cung cấp những thông tin như tên sản phẩm, giá sản phẩm, đơn vị cung cấp,...bạn cần nhờ tới Google Merchant.
Các thông tin mà doanh nghiệp cần cung cấp bao gồm:
  • Tên doanh nghiệp
  • Trang web
  • Địa chỉ doanh nghiệp
  • Liên hệ dịch vụ khách hàng
Vậy làm thể nào để cấp dữ liệu lên Google Merchant, cùng tìm hiểu tại đây nhé.

Mẹo tối ưu quảng cáo Google Shopping hiệu quả

Sau khi đã thiết lập thành công chiến dịch quảng cáo Google Shopping, điều bạn cần làm tiếp theo đó chính là tối ưu hóa quảng cáo. 
Để tối ưu hóa quảng cáo bạn cần quan tâm tới các yếu tố:
  • ROAS (Giá thầu lợi tức mục tiêu trên chi tiêu quảng cáo)
  • Tỉ lệ hiển thị (Impression Share)
  • CPC điểm chuẩn (chi phí cho mỗi lượt nhấp)
  • CTR điểm chuẩn (tỉ lệ nhấp chuẩn)
  • CPA (chi phí cho mỗi hành động)
Nhìn chung, sẽ rất khó để bạn kiểm soát được các chỉ số CPC, CTR, CPA khi mà có quá nhiều "hộp đen" ở đó, bạn không thể biết Google đang so sánh mình với những ngành nào. Trong khi đó, ROAS là một dữ liệu quý giá cần được khai thác triệt để.

1. Tối ưu hóa quảng cáo Google Shopping bằng chiến lược giá thầu

1.1. Quản lý giá thầu bằng cách dựa vào chỉ số ROAS

Quản lí giá thầu là một trong những yếu tố tối ưu hóa không thể bỏ qua trong chiến dịch Google Shopping, có một nguyên tắc cũ đến giờ vẫn được áp dụng khá hiệu quả:
  • Đặt giá thầu cao hơn nếu ROAS cao
  • Đặt giá thầu thấp hơn nếu ROAS thấp
Nguyên tắc này có nghĩa là, giả sử bạn bỏ ra 1$ vào chiến dịch quảng cáo, mục tiêu đặt ra là thu về 5$, vậy giá trị ROAS mục tiêu là 500%, lúc này Google sẽ dựa vào dữ liệu chuyển đổi trên tài khoản của bạn (muốn sử dụng ROAS, tài khoản của bạn buộc phải có ít nhất 30 chuyển đổi trong 30 ngày trước) để đề xuất một mức giá thầu hợp lí, sao cho lợi tức mang về gần với mục tiêu đặt ra (500%) nhất có thể, sau đó, bạn có quyền sử dụng đề xuất của Google, hoặc đặt giá thầu theo ý mình.
Bạn có thể nhận đề xuất bằng cách truy cập vào tài khoản Adwords, từ giao diện chính, nhấp vào biểu tượng Cài Đặt ở góc trên bên phải màn hình (gần mục tài khoản), chọn “thư viện đã chia sẻ,” sau đó tiếp tục nhấp vào mục “Chiến lược giá thầu danh mục đầu tư,” đây là nơi chứa hầu hết những số liệu cần thiết liên quan đến giá thầu. Nhưng cần lưu ý rằng có thể sẽ mất 1 ngày kể từ khi bạn đặt ROAS mục tiêu, cho đến lúc Google đưa ra đề xuất thích hợp.
Dấu hiệu cần quan tâm khi điều chỉnh giá thầu:
- Vị trí xuất hiện sản phẩm: Kiểm tra vị trí hiện tại của sản phẩm, thông thường, chúng ta sẽ ngừng đặt giá thầu cao hơn nếu sản phẩm nằm trong 8 kết quả hiển thị đầu tiên
- Khi ROAS cao hơn mục tiêu đặt ra, hay nói đơn giản là chưa đến 1$ để thu về 5$ lợi nhuận, trong trường hợp đó, hiển nhiên quảng cáo của bạn sẽ được ưu tiên hơn, thậm chí là “độc quyền” vị trí số 1 trong kết quả tìm kiếm và được hiển thị nhiều hơn nữa.

1.2. Lựa chọn giá thầu tự động hay theo đuổi giá thầu thủ công

Việc sử dụng chiến lược giá thầu có những ưu điểm không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nhiều nhà quảng cáo lựa chọn đặt giá thầu thủ công. Họ sẽ luôn phải dựa vào thuật toán để đưa ra quyết định tốt nhất.
Tóm lại.
Nếu không phải là dân kĩ thuật, hoặc không có thời gian quản lí giá thầu hiệu quả, giải pháp đặt giá tự động của Google là lựa chọn thông minh
Nếu nắm rõ kĩ thuật, hiểu được các thông số đặt giá thầu, bạn có thể tự làm tốt hơn, đặc biệt trong trường hợp ngân sách quảng cáo sản phẩm hạn chế. Nhưng khi và chỉ khi thực sự đầu tư thời gian cho việc quản lí, đồng thời có kiến thức vững vàng thôi nhé.

2. Tối ưu hóa quảng cáo Google Shopping trên Feed (Nguồn cấp dữ liệu)

Có 2 lý do chính cho việc bạn cần tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu Google Shopping:
- Tăng mức độ liên quan
- Cải thiện khả năng phân đoạn sản phẩm
Những dữ liệu cần được tối:

2.1. Phân loại sản phẩm

Mục Loại Sản Phẩm trong Feed của Google Merchant Center cũng tương tự như danh mục sản phẩm trên website của bạn vậy, trên thực tế, bạn có thể không thêm mục này vào Feed, bởi vì nó không phải là yêu cầu bắt buộc của Google.
Việc phân loại sản phẩm, nhóm lại theo từng nhóm là việc cần thiết trước khi tải lên feed lên Google Merchant.

2.2. Tối ưu hóa tiêu đề sản phẩm

Tiêu đề sản phẩm có tầm quan trọng như tiêu đề bài viết, tiêu đề email, tiêu đề thư giới thiệu sản phẩm,...
Các từ khóa được chèn trong tiêu đề sản phẩm là yếu tố trực tiếp quyết định cụm từ khóa mà sản phẩm sẽ xuất hiện. 
Bên cạnh hình ảnh sản phẩm, tiêu đề là yếu tố nổi bật thứ hai trong Quảng Cáo Mua Sắm. 

2.3. Tối ưu hóa danh mục sản phẩm

Trong quảng cáo Google Shopping, một trong những yêu cầu bắt buộc để quảng cáo được hiển thị là gửi “Đặc Tả Dữ Liệu Sản Phẩm” cho Google, và bạn sẽ thực hiện thao tác này bằng cách tải Feed lên Google Merchant, trong đó Danh Mục Sản Phẩm là một trong những thông tin cần thiết.
Tại sao chúng ta phải mất thời gian vào việc chọn danh mục sản phẩm? Theo kinh nghiệm của tôi, trong tương lai, Google sẽ tiếp tục hoàn thiện thuật toán so sánh từ khóa trong tiêu đề sản phẩm, và sử dụng thêm nhiều thuộc tính khác để xác định cách sản phẩm được hiển thị với người dùng. Do đó, càng cho Google biết nhiều hơn về sản phẩm của mình, quảng cáo của bạn càng có nhiều cơ hội được hiển thị.

2.4. Sử dụng nhãn tùy chỉnh

Việc sử dụng nhãn tùy chỉnh rất cần thiết để phân tích báo cáo nội bộ, giúp bạn theo dõi cụ thể hiệu quả chiến dịch  kịp thời cấu trúc lại nếu có phần nào đó không ổn. Thêm nhãn tùy chỉnh một cách thích hợp cũng cho phép bạn phân đoạn sản phẩm để thay đổi giá thầu kịp thời
Một số loại nhãn tùy chỉnh được sử dụng phổ biến nhất là:
  • Price Range (Phạm vi giá, với giá là con số tùy chỉnh)
  • Profit Margin (Tỉ suất lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận cao hay thấp)
  • Best Sellers (Bán chạy nhất hoặc bán chậm nhất).

3. Tối ưu từ khóa gắn vào sản phẩm

Việc lựa chọn từ khóa gắn với sản phẩm rất quan trọng để quảng cáo “hiển thị đúng sản phẩm với đúng người, ở đúng thời điểm”.
Chúng ta đều muốn nếu người dùng có nhu cầu, lên mạng gõ từ khóa “tủ đựng rượu”, hình ảnh sản phẩm của bạn sẽ hiện ra đầu tiên, họ click vào và mua thanh toán, phải không? Quy trình này có diễn ra được hay không, phụ thuộc vào việc bạn đưa từ khóa nào vào sản phẩm được chỉ định quảng cáo, chúng ta hãy tìm hiểu một chút về những loại từ khóa được áp dụng trong Google Shopping.

Tìm hiểu thêm tại đây
Xem thêm: 7 Công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất 
-----------
KẾT
Trên đây là một số cách để tối ưu hóa quảng cáo Google Shopping để các bạn tham khảo và có chiến lược tốt cho kế hoạch Marketing với quảng cáo mua sắm. Hy vọng những chia sẻ trên giúp ích cho bạn.
Chúc bạn thành công!
Đăng ký ngay: Công cụ Novaon Autoads MIỄN PHÍ 3 tháng sử dụng cùng nhiều ưu đãi HẤP DẪN chưa từng có tại Novaon.
 

Finds the 'unoptimized' points that make your Google Ads ineffective.

Get optimizing suggestions
  • Facebook
  • Messenger

Optimize advertisements, maximize your customer right now

Complete all the professional features and experienced support

7 days free trial with full features of our full service package

Start your free trial