Việc tối ưu Onpage là nền tảng để mang đến thành công cho một dự án SEO. Vậy SEO On-page là gì? Để tối ưu SEO On-page cho website của bạn một cách hiệu quả bạn cần làm gì. Dưới đây là những chia sẻ về những kiến thức SEO cùng 12 yếu tố cần tối ưu để SEO Onpage hiệu quả mà những bạn đang làm SEO chắc chắn không thể bỏ qua.
SEO Onpage là gì?
SEO On-page có thể hiểu đơn giản là quá trình tối ưu hóa website về hình thức, nội dung và cấu trúc các trang để website đó thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm Google.
Việc thực hiện SEO Onpage sẽ làm song song với quá trình phân tích hiệu quả cho việc đầu tư SEO. Vì vậy, bạn chỉ được dừng SEO Onpage khi các doanh nghiệp ngừng việc đầu tư SEO.
Thuật ngữ trong SEO Onpage
Để làm được SEO Onpage, bạn cần hiểu về các thuật ngữ trong SEO Onpage. Dưới đây là một vài thuật ngữ cơ bản mà bạn có thể tham khảo.
1. Keyword
Tạm dịch là từ khóa, là từ chính miêu tả chung nhất về sản phẩm/dịch vụ ngành nghề kinh doanh mà website của doanh nghiệp bạn cung cấp.
2. Title
Là thẻ tiêu đề của một trang web, dùng để hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google .
Thẻ tiêu đề và tiêu đề bài viết không nhất thiết phải giống nhau. Để phục vụ cho người tìm kiếm trên Google, thẻ tiêu đề cần được tối ưu để tăng khả năng click của người dùng vào bài viết.
3. URL
Là đường link dẫn vào bài viết, ngay dưới phần title.
4. Meta Description
Là phần mô tả ngắn gọn nằm bên dưới URL. Mô tả kết hợp với tiêu đề để thu hút người dùng nhấp vào bài viết.
5. Internal link
Là liên kết nội bộ giữa các trang trong cùng một website. Liên kết nội bộ giúp bạn điều hướng đến các bài viết liên quan trên cùng website.
6. Anchor text
Anchor text là cụm từ chứa link, diễn giải nội dung phần URL bên trong. Một URL có thể có nhiều anchor text. Việc bạn đa dạng anchor text giúp tối ưu SEO hiệu quả hơn.
7. Alt
Google sẽ hiểu được văn bản dạng chữ. Các loại văn bản khác như hình ảnh, video thì Google sẽ không đọc được.
Với những hình ảnh trên website, bạn cần điền thông tin vào thẻ Alt để Google hiểu hình ảnh đó đang nói về cái gì.
8. Landing page
Landing page là trang web hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google sau khi người dùng nhập từ khoá.
Từ khóa và landing page phải liên quan đến nhau. Vì thế việc tối ưu landing page đi kèm với từ khoá rất quan trọng.
9. Site map
Giống như bản đồ của website để không bị lạc đường, hoặc đi lòng vòng trong website. Từ đó sẽ giúp Google index dữ liệu một cách nhanh nhất, và cập nhật thông tin dễ dàng nhất khi có một bài mới được up lên website.
10. Domain
Domain là tên miền, mỗi website có duy nhất một tên miền. Bạn cần phải gia hạn tên miền để duy trì website.
11. Hosting
Hosting là nơi chứa source, mã nguồn chạy website.
(Nguồn tổng hợp)
12 Yếu tố cần tối ưu để SEO Onpage cho website
1. Tối ưu Title
Tiêu đề SEO cần chứa từ khóa. Từ khóa càng nằm ở đầu câu tiêu đề càng tốt. Điều quan trọng nữa là tiêu đề của bạn cần hấp dẫn, để khi khách hàng họ nhìn vào tiêu đề và muốn click ngay vào bài viết của bạn.
3 Mẹo tăng tỷ lệ click chuột cho tiêu đề:
- Thêm con số
- Thêm [ ] hoặc ()
- Thêm cảm xúc . Như: WOW, Tuyệt vời, SỐC...(Dưới 3 từ).
2. Tối ưu URL
Hãy để từ khóa SEO chính của bạn vào URL. URL là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến SEO Onpage. Nhưng hãy nhớ rằng, URL của bạn càng tinh gọn bao nhiêu thì thứ hạng SEO của bạn càng được cải thiện tốt hơn.
3. Thẻ Meta Description
Thẻ Meta cần chứa từ khóa SEO, bạn có thể nhắc đến từ khóa đó 2 lần hoặc 1 lên cũng được. Đừng lạm dụng nhồi nhét quá nhiều từ khóa, Google không đánh giá cao điều đó.
Cần diễn giải một cách tự nhiên, cung cấp thông tin đắt giá để người đọc phải click vào bài viết của bạn.
4. Keyword
Khi bạn muốn tạo nội dung mới trên trang web của mình, bạn cần xác định từ khóa chính và làm nổi bật nó trên trang.
Mật độ từ khóa trong bài viết rất quan trọng, nó giúp công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung trọng tâm bài viết của bạn đang viết về vấn đề gì. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nhồi nhét quá mức các từ khóa trong bài sẽ là công cụ tìm kiếm đánh giá Spam cho bài viết của bạn, và vì vậy website của bạn khó mà lên được thứ hạng cao.
Mẹo đặt từ khóa trong bài viết:
Khéo léo đặt từ khóa ở đoạn đầu bài viết, ở đoạn mở đầu bạn không cần viết quá dài, khoảng 100 từ ngắn gọn xúc tích về nội dung bài viết.
Ở các đoạn tiếp theo, bạn hãy sử dụng từ khóa thật tự nhiên kết hợp với các từ khóa LSI để phù hợp với ngữ cảnh và ở đoạn kết luận cuối cùng bạn cũng nên lặp lại từ khóa 1 lần nữa.
5. Thẻ Heading
Bao gồm các thẻ H1-H6 và chúng là một phần của mã HTML, các thẻ này có tác dụng cung cấp thứ bậc cho nội dung bạn đang viết.
Thẻ H1 là thành phần quan trọng nhất của Google. H1 cần chứa từ khóa quan trọng và tiết lộ nội dung trọng tâm của trang.
Phần còn lại, từ H2-H6 nên được sử dụng trong phần nội dung bài viết để biểu thị cấu trúc của nó.
Thẻ H2 – H6 không phải là duy nhất như H1, vì vậy bạn có thể sử dụng nhiều lần trong bài, tuy nhiên Google không thích trong 1 bài viết sử dụng quá nhiều thẻ H2.
6. Hình ảnh và media trong bài
Trong một bài viết bạn nên chèn thêm ảnh để tăng sự hấp dẫn của bài đăng, và video để tăng Time On Site.
Đối với hình ảnh:
- Đặt tên tệp có thể đọc cho từng ảnh trước khi tải lên bài đăng. Sử dụng dấu gạch nối (-) thay vì dấu cách hay gạch dưới (_) . Ví dụ "seo-on-page"
- Sử dụng định dạng .jpeg nếu có thể thay vì sử dụng định dạng khác vì các hình ảnh jpeg có kích thước nhỏ hơn.
- Bao gồm văn bản alt trong hình ảnh cho các công cụ tìm kiếm để hiểu nội dung của hình ảnh.
7. Nội dung bài đăng đủ dài và hấp dẫn
Thực tế, một bài viết có nội dung dài, chi tiết luôn được xếp thứ hạng cao. Tuy nhiên, cũng cần phụ thuộc vào ngữ cảnh, chủ đề bài viết mà độ dài có thể khác nhau.
Mặt khác, nội dung cần mang lại giá trị thực sự cho người đọc. Một bài viết phân tích chi tiết và hấp dẫn mới đủ khả năng giữ chân người đọc ở lại trang của bạn lâu hơn. Và Google đánh giá rất cao điều đó.
Mẹo để có một nội dung tốt:
- Nội dung cần độc đáo, mang lại thông tin giá trị cho người đọc.
- Sử dụng câu văn, ngữ cảnh đủ hấp dẫn với người đọc và họ không cảm thấy buồn chán khi đọc nó. Thêm các dẫn chứng, câu hỏi, câu chuyện để bài viết trở nên thú vị.
- Sử dụng các đoạn văn nhỏ, khoảng tầm 4 dòng, viết các đề mục hấp dẫn, phân nhóm, sử dụng in đậm, in nghiêng, có màu...vv
- Sử dụng kèm hình ảnh minh họa để tăng trải nghiệm đọc.
- Kiểm tra lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp trước khi đăng bài.
8. Internal Link và Outbound link
Một bài viết được tối ưu cần có sự kết hợp của Internal Link và Outbound link. Internal link giúp việc điều hướng người dùng, hỗ trợ Google thu thập dữ liệu dễ dàng hơn. Với Outbound link có tác động tích cực đến SEO, nó giúp bạn tăng độ trust (tin tưởng) lên rất nhiều lần.
9. Cấu trúc website
Một website có cấu trúc không rõ ràng sẽ dẫn đến trải nghiệm không tốt cho người dùng và có thể họ sẽ không bao giờ muốn vào website của bạn.
Khi nói về cấu trúc trang web, điều quan trọng mà bạn cần quan tâm đó chính là các trang được liên kết với nhau như thế nào và cách điều hướng hợp lý giữa các trang. Việc điều hướng hợp lý giữa các trang sẽ giúp người dùng có thể tìm thấy những thông tin liên quan đến nội dung mà họ đang tìm hiểu.
10. Thân thiện với di động
Lượng người dùng tìm kiếm trên các thiết bị di động ngày càng tăng. Thuật toán Mobile-Friendly của Google đã phạt nhiều trang web không thân thiện với thiết bị di động.
Để website thân thiện với thiết bị di động, bạn hãy tránh một số lỗi sau:
- Không thêm bất kỳ nội dung flash nào vì hầu hết trình duyệt trên điện thoại di động không hỗ trợ đèn flash và do đó không thể hiển thị chúng.
- Định cấu hình chế độ xem chính xác
- Sử dụng phông chữ rõ ràng, dễ đọc để trải nghiệm di động tốt hơn.
- Điều hướng người dùng thân thiện
11. Sử dụng HTTPS
Chuyển trang của bạn qua phiên bản https được bảo mật hơn và họ sẽ đánh giá URL của bạn tốt hơn trong SERP.
HTTPS sử dụng một lớp gọi là SSL (Secure Sockets Layer) để chuyển dữ liệu một cách an toàn hơn và tránh truy cập trái phép vào các thông tin mật được gửi đi.
Tóm lại, bạn chỉ cần hiểu đơn giản sử dụng https hay vì http sẽ mang lại cho bạn một môi trường an toàn hơn khi sử dụng internet và website của bạn sẽ được đánh giá cao hơn các đối thủ không dùng https.
12. Tốc độ tải trang
Trải nghiệm của người dùng trên website luôn được Google quan tâm. Ngoài giao diện của thiết kế thân thiện thì tốc độ tải trang cũng là một yếu tố để xếp hạng website.
Bạn có thể sử dụng một số công cụ để kiểm tra tốc độ tải trang như Google Pagespeed Insights, Think with Google hay Web Pingdom… thông qua các công cụ này bạn cũng sẽ nhận biết được những yếu tố đang làm ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.
----------
KẾT
Trên đây là những chia sẻ về SEO On-page cùng 12 Yếu tố cần tối ưu để SEO On-page cho website. Hy vọng những thông tin trên phần nào giúp ích cho các bạn trong chiến dịch SEO sắp tới của bạn.
Tham khảo: Bộ công cụ
tối ưu quảng cáo Adword của Novaon AutoAds để giúp bạn thành công mọi chiến dịch quảng cáo.
Cập nhật những kiến thức về Marketing mới nhất
tại đây.